Theo thông tin từ Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Hội đồng thẩm định đã lựa chọn phương án kiến trúc nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất lấy ý tưởng từ hình ảnh trang phục áo dài truyền thống.Ý tưởng thiết kế nhà ga T3 được lấy cảm hứng từ những nét đặc sắc về văn hóa, con người cùng vẻ đẹp tự nhiên của đất nước Việt Nam và được hội đồng thẩm định lựa chọn. Bằng việc tận dụng đặc điểm quy mô rộng lớn của sân bay để tạo nên nét kiến trúc độc đáo, tôn vinh bản sắc văn hóa Việt Nam, hành khách khi đến với nhà ga T3 sẽ có ấn tượng về một kiến trúc biểu tượng của sân bay Tân Sơn Nhất.Nhà ga T3 có lớp mái cong mềm mại, trải dài từ ga đến vườn trung tâm của công trình phức hợp thương mại – văn phòng, gợi nhớ đến đường nét mềm mại của tà áo dài Việt Nam, biểu trưng cho sự duyên dáng, thanh lịch. Các lớp mái lên xuống, đan xen tạo sự đa dạng trong các góc nhìn, đồng thời mang ánh sáng tự nhiên vào bên trong nhà ga, đem đến một không gian nội thất hài hòa, gần gũi nhưng không kém phần hiện đại, sang trọng.Hành khách khi đến sân bay được chào đón bởi các hàng cây xanh dọc theo tuyến đường trục chính, tạo thành hành lang xanh kết nối với thành phố. Tòa nhà có thiết kế thông gió tự nhiên và mái lấy sáng, kết hợp với các mảng xanh từ khu vực cảnh quan, công viên, quảng trường trên cao, hồ nước trang trí, tường xanh, tạo nên kết nối đồng điệu với thiên nhiên.Điểm nhấn của ga T3 là khu phức hợp thương mại – văn phòng được thiết kế hướng đến mục tiêu kiến trúc xanh, tích hợp các yếu tố tự nhiên và cảnh quan, tạo nên môi trường thân thiện.Phương án kiến trúc được chọn đáp ứng các mục tiêu thiết kế bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, quy mô, tính linh hoạt, hiệu quả kinh tế, an ninh và chất lượng dịch vụ cao; bảo đảm di chuyển thuận tiện cho hành khách nối chuyến với khả năng tiếp cận tốt với nhiều tiện nghi và khu vực mua sắm; bảo đảm thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận.Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn khoảng 10.990 tỷ đồng, bằng nguồn vốn của ACV, dự kiến hoàn thành trong 37 tháng từ khi khởi công.Công trình được xây dựng trên diện tích 110.000m2. Các công trình phụ trợ bao gồm khối tổ hợp chức năng với nhà để xe cao tầng và khu dịch vụ hàng không cao 13 tầng. Cùng với đó là sân đỗ máy bay rộng 4.670m2, cùng sân đường nội bộ, bãi để xe, hệ thống giao thông kết nối với nhà ga T1, T2 và hệ thống kỹ thuật (trạm cấp điện, cấp nước…).Nhà ga hành khách T3 có công suất 20 triệu hành khách/năm, góp phần nâng tổng công suất của toàn sân bay lên 50 triệu khách/năm như quy hoạch. Các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, đáp ứng yêu cầu khai thác, phù hợp với quy hoạch và phân chia sản lượng khai thác giữa hai sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất, giảm tải cho nhà ga T1 đang quá tải và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.Về tiến độ, Thủ tướng yêu cầu trong tháng 7/2022 bàn giao 16,05ha đất quốc phòng cho Dự án nhà ga hành khách T3 và khoảng 11,89ha đất quốc phòng cho Dự án xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa, quận Tân Bình; giải quyết xong vấn đề tài sản liên quan đến 12 ụ bê tông xi măng trong phạm vi dải lăn của đường lăn W11A thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Về việc triển khai Dự án Nhà ga hành khách T3 và các dự án giao thông kết nối, Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và UBND TPHCM tiến hành khởi công trong quý III/2022 sau khi nhận bàn giao mặt bằng, hoàn thành đồng bộ đưa vào khai thác, sử dụng trong tháng 9/2024.Nguồn: Tổng hợpXEM THÊM:
{{item.text_origin}}