Nhà tưởng niệm Nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh được thiết kế nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Bên cạnh việc truyền tải ký ức của thành phố, công trình còn phải hòa hợp với không gian, kiến trúc và cuộc sống đô thị xung quanh. Cùng Kiến Việt khám phá công trình qua năm mục chính: sự tiếp nối và tính cá thể, sự hoài niệm và hành trình khám phá, thành phần và sư tiếp cận, không gian và vật liệu, cuối cùng là tính sinh thái và bền vững của công trình.THÔNG TIN CÔNG TRÌNH:Đơn vị thiết kế:Viện nghiên cứu và thiết kế kiến trúc của Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc.Thể loại:Bảo tàng và triển lãm.Vị trí:Trung Quốc.Ảnh:Zhan Changheng – Ma Minghua.Năm:2015.Diện tích:54636.3 m2.Phối cảnh tổng thể Nhà tưởng niệm Nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh.Nhà tưởng niệm Nạn nhân của vị thảm sát Nam Kinh là công trình nhằm tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc Chiến trang Trung-Nhật. Mục đích công trình là kỷ niệm sự đầu hàng của quân đội Nhật vào 09/09/1945. Đồng thời làm nổi bật chủ đề: Sự thắng lợi trong cuộc chiến trang chống Nhật. Công trình thể hiện cảm xúc chiến thắng và sự hân hoan, hạnh phúc.Phối cảnh Nhà tưởng niệm Nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh.1 | SỰ TIẾP NỐI VÀ TÍNH CÁ THỂKỷ niệm là sự tiếp nối ký ức của thành phố.Không gian và chức năngChuỗi không gian bao gồm: Lưỡi dao gãy, Quảng trường Tưởng niệm, Gian Tử thần, Sân hy sinh và Công viên Hòa bình, mở ra một đoạn tường thuật hoàn chỉnh về đài tưởng niệm Giang Đông Môn. Đó là một ký ức thành phố quan trọng của Nam Kinh.Phối cảnh Quảng trường Tưởng niệm.Giai đoạn III là dự án mở rộng của đài tưởng niệm Giang Đông Môn. Nó không chỉ bổ sung các chức năng đô thị, mở rộng lưu thông cho du khách, làm nổi bật bầu không khí cảm xúc của các chủ đề khác nhau, mà còn mở rộng ký ức thành phố. Phần mở rộng tập trung vào hành trình gian khổ của Kháng chiến chống Nhật Bản. Không những thế, nó còn thể hiện niềm vui chiến thắng và mong ước về hòa bình nhân loại.Phối cảnh Nhà tưởng niệm Nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh.Hình thức kiến trúcSự sắp đặt vị trí hài hòa mà không đống nhất. Hình thức của Giai đoạn III hài hòa với Giai đoạn II. Đồng thời, nó còn hòa vào cuộc sống độ thị theo cách cởi mở hơn, thân nhiện và tự nhiên hơn.Mặt tiền công trình.Nhà tưởng niệm được bao bọc bởi nền đất làm giảm áp lực đối với không gian và kiến trúc đô thị xung quanh. Đường cong của hình thức kiến trúc hài hòa một nhẹ nhàng với các mảng xanh và cây cỏ. Sắc xám và các cột bê tông trần được tiếp tục sử dụng.2 | SỰ HOÀI NIỆM VÀ HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁTrung tâm khu đất nhà tưởng niệm là một Quảng trường Tưởng niệm hình bầu dục. Nó tượng trưng cho thắng lợi trong Kháng chiến chống Nhật và mong ước về sự “toàn vẹn”. Mảng xanh mang lại cho cả công trình một vẻ ngoài nhã nhặn và tươi tốt, hòa hợp vào cuộc sống đô thị. Ở giữa chúng là “Con đường chiến thắng”, tượng trưng cho sự tranh đấu để giành chiến thắng.Chỗ đất xung quanh Quảng trường Tưởng niệm hơi nâng lên, tạo không gian bán kín. Mục đích nhằm ngăn chặn một phần thành phố, kết hợp với cây xanh để đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư, cũng như cung cấp cho mọi người một nơi để giải trí. Mọi người có thể nghỉ ngơi, chạy, đi bộ, đi lang thang, nói chuyện và tận hưởng.Concept sự thay đổi độ cao công trình.Sự thay đổi cao độToàn bộ quảng trường hình bầu dục có sức chứa 8.000 người cho các sự kiện kỷ niệm lớn. Ở phía Bắc của quảng trường, có một bục nhỏ phục vụ cho các cuộc mít tinh. Ba mặt của quảng tường dốc lên, làm quảng trường hướng tâm và gắn kết hơn. Chỗ dốc cao của phần đất nghiêng phù hợp cho các không gian thương mại và triễn lãm.Mặt tiền công trình.Phần quảng trường ngầm của Nhà tưởng niệm.Hệ thống giao thông chính của quảng trường được tổ chức ở biên giao nhau của quảng trường và con dốc. Đó là nơi các yếu tố độc đáo của cảnh quan nhà tưởng niệm được thiết kế. Tên của 300 anh hung kháng chiến được khắc trên đá cẩm thạch đen. Đồng thời được đặt tại các cạnh của quảng trường, nơi du khách đi dạo.Phía Tây Nam của quảng trường là một lối vào thành phố quan trọng. Phần quảng trường ngầm giúp nhà tưởng niệm giữ một khoảng cách với con đường chính của thành phố. Sự kết nối phức tạp của cây cầu vòm làm cho quảng trường tưởng niệm dễ tiếp cận và gắn kết hơn về không gian.Xem phần 2 Nhà tưởng niệm Nạn nhân của vụ thảm sát Nam Kinh tại đây.Xem thêm hình ảnh công trình tại đây:Nguồn |ArchdailyBD | PCBình luận từ Facebook
{{item.text_origin}}